Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Thông báo lịch khai giảng tháng 10


LỊCH KHAI GIẢNG  (Tháng 10/2016)

Công ty Cổ Phần Giáo Dục Và Công Nghệ Việt liên kết với Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2, Đại học Khoa học Xã Hội Và Nhân Văn TP HCM, Học Viện Tài Chính…liên tục khai giảng các chương trình học sau:

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học

Khóa học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng Anh tiểu học


THÔNG BÁO MỞ LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC

Ai có thể tham gia khóa học này ?

  • Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy Tiếng Anh ở cấp Tiểu học (được Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 6042/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2011) là “ Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho giáo viên dạy Tiếng Anh cấp Tiểu học”.
  • Chứng chỉ này cần thiết đối với những ai có mong muốn làm giáo viên dạy Tiếng Anh trong môi trường cấp Tiểu học.
  • Tham gia khóa học Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm cho giáo viên Tiếng Anh ở cấp tiểu học là Bạn hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia giảng dạy tại các trường Tiểu học.

Khi học bạn sẽ được đào tạo những nội dung gì ? (Gồm 3 phần)

I.                   KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
  1. Tâm lý học
  2.  Giáo dục học đại cương và lý luận giáo dục
  3. Lý luận dạy học
  4.  Giao tiếp và ứng xử sư phạm
  5. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành GD&ĐT
  6. Đánh giá trong giáo dục Tiểu học
II.                KIẾN THỨC VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH CẤP TIỂU HỌC
  1. Đặc điểm học ngôn ngữ của học sinh tiểu học
  2.  Phát triển kỹ năng nghe/nói cho học sinh tiểu học
  3. Hỗ trợ phát triển kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
  4. Sử dụng trò chơi trong lớp học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
  5. Sử dụng bài hát và vè trong lớp học Tiếng Anh của học sinh tiểu học
  6. Phát triển kỹ năng đọc/viết Tiếng Anh cho học sinh tiểu học
  7. Vận dụng tài liệu giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học
  8. Quản lý lớp học và sử dụng ngôn ngữ trong lớp học Tiếng Anh ở tiểu học
  9.  Lập kế hoạch dạy bài học Tiếng Anh ở tiểu học
  10. Kiểm tra, đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh tiểu học
III.             KIẾN THỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
  1. Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tiểu học tại lớp bồi dưỡng
  2. Dự giờ quan sát lớp học Tiếng Anh ở tiểu học
  3. Nhật ký và hồ sơ sư phạm
  4. Công nghệ trong giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học
  5. Thực hành giảng dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học

Học phí, thời gian học và học tại đâu ?

  •  Học phí: 3.000.000đ/học viên.
  • Thời gian: 02 tháng.
  • Tham gia khóa học vào thứ 7 & chủ nhật hoặc các buổi tối từ thứ 2 – thứ 6 . 
  • Trung tâm nghiệp vụ sư phạm có tổ chức đào tạo tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Các Bạn có thể đăng ký học tại các tỉnh sau:
  • Hồ Chí Minh (trụ sở chính của Trung Tâm): Số 546 Lê Hồng Phong, phường 10, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • CS2: 10B Lưu Chí Hiếu, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú ( Cách cổng khu công nghiệp Tân Bình 800m)
  • Tại Hà Nội:   Liên hệ.
  • Tại Đà Nẵng: Tầng 2 - Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Hải Châu, Số 105 , Lê Sát, P. Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
  • Ngoài ra, Trung Tâm còn thường xuyên tổ chức khóa học tại các tỉnh: Khánh Hòa, Gia Lai, Lâm Đồng (Đà Lạt), Cần Thơ, Vĩnh Long... và các tỉnh khác trên toàn quốc. ( Liên hệ để biết chi tiết).
Hồ sơ khi đăng ký gồm những giấy tờ gì? 
  • Phiếu đăng ký theo mẫu
  • 3 ảnh 3×4
  • 1 chứng minh thư photo công chứng
=====================================
Thông tin liên hệ để đăng ký:
Công ty Cổ Phần Giáo Dục Và Công Nghệ Việt
VPGD: Số 546 Lê Hồng Phong  -  Phường 10 - Quận 10 - TP.HCM
CS2: 10B Lưu Chí Hiếu, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú ( Cách cổng khu công nghiệp Tân Bình 800m)
Hotline: 0938 855 452 – 01664 025 692 (Ms Thảo)
Email: tthao.gdcnv@gmail.com

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Khóa học kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội

LỚP NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG  CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI, ĐỘI

Khóa học nghiệp vụ Công tác Đoàn, Đội, Hội

 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HỌC:

  •             Cán bộ chuyên trách các cấp, Tổng phụ trách đội, sinh viên là cán bộ Đoàn trường Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học, Học viên, Đoàn thanh niên trên địa bàn
  •       Đoàn viên có nhu cầu trang bị kiến thức công tác Đoàn, Hội, Đội.
Kết thúc khóa học, học viên đủ điều kiện và đạt kết quả thi sẽ được cấp chứng chỉ “Chứng chỉ bồi dưỡng  nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội”  theo thông tư quy định của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và có giá trị trên toàn quốc.
Được bổ nhiệm vào các vị trí việc làm: Cán bộ Đoàn; Cố vấn Đoàn chuyên trách, Tổng phụ trách đội trong các Trường học; các cơ sở giáo dục; Cán bộ Đoàn các cấp; Giáo viên quản lý nhiệm trong các trường học nội trú, bán trú.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

TT
Nội dung bồi dưỡng
1.
Khối kiến thức lý luận về công tác thanh thiếu nhi
1.1
Quan điểm cơ bản của nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên
1.2
Những vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1.3
Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên
1.4
Những vấn đề cơ  bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh
1.5
Những vấn đề cơ bản về Hội LHTN Việt Nam
1.6
Những vấn đề cơ bản về Hội Sinh viên Việt Nam
1.7
Những vấn đề cơ bản về tâm lý thanh thiếu nhi
1.8
Cán bộ Đoàn và công tác của người cán bộ Đoàn
1.9
Thảo luận và hướng dẫn ôn tập
Thi viết
2.
Khối kiến thức nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội
2.1
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
2.2
Nghiệp vụ công tác tổ chức
2.3
Nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát
2.4
Nghiệp vụ công tác văn phòng
2.5
Nghiệp vụ công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên
2.6
Nghiệp vụ công tác thiếu nhi
2.7
Thảo luận và hướng dẫn ôn tập
Thi viết
3.
Khối kiến thức kỹ năng công tác thanh thiếu niên
3.1
Kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể
3.2
Kỹ năng tổ chức diễn đàn, tọa đàm, đối thoại
3.3
Kỹ năng tham mưu và phối hợp tổ chức các hoạt động
3.4
Kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông
3.5
Thảo luận và hướng dẫn ôn tập
Thi thực hành
4.
Khối kiến thức cập nhật, bổ trợ và thực tế chuyên môn
4.1
Chuyên đề cập nhật, bổ trợ
4.2.
Thực tế chuyên môn viết báo cáo thực tế
 HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC:
– Đơn đăng ký học (theo mẫu Trung Tâm)
– Bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên (phô tô công chứng)
– CMT phô tô công chứng
– 3 ảnh 3×4

THỜI LƯỢNG, THỜI GIAN, HỌC PHÍ:

  •  Thời lượng: 02 tháng
  •  Thời gian:  K1 : Tổ chức các lớp Thứ 7 & CN hàng tuần; K2 Tối 246 hoặc tối 357 (Buổi tối từ 18h00 – 20h00/ Thứ 7 & CN – Sáng: 8h00 – 11h00; Chiều: 14h00 – 17h00)
  •  Học phí: 3.000.000đ/ học viên
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty Cổ Phần Giáo Dục Và Công Nghệ Việt
VPGD: Số 546 Lê Hồng Phong  -  Phường 10 - Quận 10 - TP.HCM
CS2: 10B Lưu Chí Hiếu, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú ( Cách cổng khu công nghiệp Tân Bình 800m)
Liên hệ hỗ trợ trực tuyến 24/7: 0938 855 452
Email: tthao.gdcnv@gmail.com

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Giáo viên mầm non có thể được hưởng thêm một số phụ cấp

 Giáo viên mầm non có thể được hưởng thêm một số phụ cấp


Bộ GD&ĐT đang đề xuất lên Chính phủ một số chính sách, phụ cấp cho giáo viên mầm non để khuyến khích, động viên họ gắn bó với nghề.
Giáo viên mầm non có thể được hưởng thêm một số phụ cấp


Xung quanh vấn đề này, phóng viên phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT.

- Là một nhà giáo lâu năm, ông đánh giá như thế nào về công việc của giáo viên mầm non?


- Giáo viên mầm non có những khó khăn, vất vả đặc thù. Nhiều người thường nói: Giáo viên mầm non là nghề "không đội nón". Họ ra khỏi nhà từ khi mặt trời chưa mọc nhưng chiều về thì mặt trời đã lặn.

Về thời gian, giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực. Khi mọi người chưa đi làm thì họ đã phải đến trường sớm trước 30 phút. Thường các cô phải là việc tới 9-10 tiếng/ngày. Buổi trưa, các cô giáo cũng không được nghỉ, khi trẻ ngủ, họ vẫn phải trông nom săn sóc và còn tranh thủ soạn bài, làm đồ dùng đồ chơi.

Trong suốt ngày dài, các cô giáo phải chăm sóc hàng chục trẻ nhỏ trong một lớp, ngoài giáo dục, còn cho trẻ ăn bữa trưa, bữa chiều, hỗ trợ trẻ vệ sinh..., công việc có thể nói là luôn chân, luôn tay, luôn mắt.

Chiều về, khi phụ huynh đón các cháu cuối cùng thì giáo viên vẫn phải ở lại để dọn dẹp sắp xếp phòng học. Tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số, cô giáo thường phải đưa đón trẻ vì cha mẹ bận đi làm, nhiều nơi giáo viên còn phải tắm cho trẻ trước khi ra về.

Đặc thù của việc chăm sóc trẻ mầm non là đối tượng trẻ còn nhỏ, non nớt, chưa phát triển đầy đủ về ý thức và chưa biết cách bảo vệ nên rất dễ xảy ra tai nạn thương tích.

Do đó, các giáo viên mầm non rất vất vả khi vừa phải giảng dạy, chăm sóc trẻ trong một lớp học có đông sĩ số, mà luôn luôn chịu một áp lực rất cao đó là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.

Mặc dù công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng mức lương của họ còn thấp, chưa đáp ứng được cuộc sống.


- Như ông đề cập, mặc dù công việc của giáo viên mầm non rất vất vả nhưng mức lương của họ còn thấp. Để tháo gỡ khó khăn cho họ, Bộ GD&ĐT đã và đang đề xuất lên Chính phủ những giải pháp gì trọng tâm nhất, thưa ông?


- Trong 5 năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, Quyết định số 60 quy định: Giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non.

Giáo viên được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập đã góp phần nâng cao đời sống, nâng cao vị thế, giúp giáo viên yên tâm gắn bó, tâm huyết với nghề.

Một số địa phương đã ban hành thêm một số văn bản quy định chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên (hỗ trợ tiền trực trưa, hỗ trợ giáo viên mới vào nghề...).

Tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành giáo dục tổ chức, góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Các chính sách đối với đội ngũ đã góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên mầm non vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu chính sách đặc thù.

Đối với giáo viên dạy lớp ghép nhiều độ tuổi và ghép nhiều trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các vùng miền núi, dân tộc thiểu số, công việc giáo viên thực hiện vất vả hơn rất nhiều nhưng giáo viên chưa được hưởng chế độ phụ cấp, trong khi đó giáo viên tiểu học đã được hưởng chế độ phụ cấp khi dạy lớp ghép.

Qua quá trình khảo sát, lấy ý kiến của các địa phương, cùng với việc chỉ đạo giám sát việc thực thi các chính sách đối với giáo viên, Bộ GD-ĐT đề xuất ban hành một số chính sách mới cho giáo viên mầm non trong thời gian tới.

Thứ nhất, có chính sách phụ cấp đối với những giáo viên dạy lớp ghép ở các trường mầm non ở những vùng, miền khó khăn.

Thứ hai, có chính sách phụ cấp đối với những giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số, thực hiện tăng cường tiếng Việt.

- Thưa ông, nhiều địa phương đang thừa giáo viên và có chủ trương tinh giản biên chế. Trong khi đó, hầu như ở các tỉnh, thành lại thiếu giáo viên bậc mầm non. Trước thực tế trên, Bộ GD&ĐT có đưa ra giải pháp nào để tháo gỡ, thưa ông?


- Hiện nay, các địa phương có tình trạng thừa giáo viên THCS và THPT, hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên mầm non. Nếu tính theo Thông tư 06, toàn quốc thiếu trên 52.000 giáo viên mầm non.

Trong bối cảnh chúng ta đang thắt chặt biên chế, chỉ tiêu biên chế mà Bộ Nội vụ phê duyệt cho các địa phương không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng các địa phương khó khăn trong việc bố trí đủ giáo viên/lớp và áp lực công việc lại dồn lên vai giáo viên mầm non.

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non, chúng ta không thể nhanh chóng giải quyết trong thời gian ngắn mà phải có lộ trình cụ thể. Các địa phương phải lập đề án, có lộ trình bổ sung giáo viên gửi Bộ Nội vụ là cơ quan phê duyệt chỉ tiêu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nếu cứ trông chờ vào ngân sách nhà nước, chờ chỉ tiêu biên chế thì không thể giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non, chúng ta cần có cơ chế huy động tài chính ngoài ngân sách nhà nước để các địa phương có thể chủ động hợp đồng giáo viên thì mới giải quyết được vấn đề này.

Theo Zing.vn